Yếu tố nguy cơ Trầm cảm sau sinh

Một số người có khả năng mắc bệnh này cao hơn người khác điều đó có thể được dự đoán chính xác thông qua một số đặc điểm ở người mẹ giúp phòng tránh từ xa, theo các nghiên cứu thì những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ[2][6]:

Nghĩa vụ chăm sóc trẻ nhỏ phải được chia sẻ và người mẹ cần tránh mâu thuẫn với người thân đặc biệt là chồng, điều đó giúp hạn chế trầm cảm sau sinh[6]
  • Bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai
  • Từng bị trầm cảm sau sinh trước kia
  • Khó khăn kinh tế, nghề nghiệp không ổn định
  • Sinh con so (con đầu lòng) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn sinh con rạ
  • Đứa trẻ không có bố chính thức
  • Sinh con trong tình trạng ly dị hoặc ly thân
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy[7]
  • Đẻ khó, đẻ mổ
  • Sinh con ở độ tuổi vị thành niên
  • Không có người hỗ trợ chăm sóc

So sánh khả năng mắc với yếu tố tiền sử bệnh[8]:

Chẩn đoánNguy cơ
Không có tiền sử bệnh tâm thần, buồn sau sinh, trầm cảm nặngThấp
Đã từng mắc trầm cảm sau sinh, rối loạn khí sắc chu kỳ, trầm cảm nặng tái diễnTrung bình
Đã từng mắc trầm cảm sau sinh và rối loạn trầm cảm tái diễn, trầm cảm nặng tái diễnCao
Trầm cảm trong thai kỳ, đã từng mắc rối loạn lưỡng cực, trầm cảm sau sinhCao nhất

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trầm cảm sau sinh http://www.bvtt- http://www.diseasesdatabase.com/ddb10921.htm http://www.emedicine.com/med/topic3408.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=648.... http://www.medscape.com/viewarticle/563676 http://health.usnews.com/articles/health/sexual-re... http://health.usnews.com/articles/health/sexual-re... http://www.fresno.ucsf.edu/pediatrics/downloads/ed... http://www.ahrq.gov/clinic/epcsums/peridepsum.htm http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...